Hoạt động Bằng cấp giả tại Việt Nam

Công nghệ làm bằng giả

Để làm bằng giả, trước tiên phải có phôi bằng, tức là những bằng khống được in sẵn, chưa có dấu, hoặc có cơ sở in lưới mạo hiểm hơn còn in sẵn dấu vào bằng. Ngoài việc thiết kế, chất lượng in ấn ngày càng được cải thiện nhờ máy móc hiện đại thì vấn đề quan trọng phải tính đến chính là phôi bằng. Ngoài dấu thuê khắc, các chuyên gia còn có kiểu trổ dấu qua một lớp giấy nến, rồi dùng kỹ thuật trổ, chấm qua giấy xuống bản chính để tạo ấn tượng như thật. Với loại dấu nổi, dấu giáp lai thì có cách khác. Cuối cùng, họ mang ép vào bìa nhựa[15]

Đối tượng làm các loại văn bằng giả chỉ cần vào các trang diễn đàn tìm hiểu các cách dạy làm giấy tờ giả. Sau đó, với các thiết bị cần thiết như máy vi tính, máy in màu, máy scan, máy khắc dấu, máy ép plastic… chỉ cần thời gian ngắn mày mò, học cách sử dụng là có thể vẽ được hình dấu tròn theo mẫu bằng kích cỡ hình dấu cần làm giả. Sau đó với máy tính được kết nối với máy khắc dấu lazer sẽ cho ra con dấu được khắc bằng cao su.[11]

Các phôi văn bằng giả cũng được làm bằng phương pháp tương tự. Chỉ cần scan từ các mẫu văn bằng, chứng thật chỉ rồi dùng phần mềm vi tính xử lý các chi tiết, hoa văn, nội dung trên văn bằng cho sắc nét rồi đặt lệnh trên máy tính kết nối với máy in màu tự động sẽ in ra phôi bằng, chứng chỉ giả trên bìa cứng. Sau đó đánh máy thông tin cá nhân của khách hàng rồi in vào phôi, dùng con dấu chữ ký giả, dấu tròn giả đóng trực tiếp lên văn bằng giả.[11]

Cách thức, quá trình thực hiện

Sử dụng phương thức scan lại mẫu bằng, chữ ký người đứng đầu của các trường đại học danh tiếng, sau đó chúng chế tạo phôi, dán tem chống hàng giả mua trên thị trường[1] Phôi bằng các trường nhận về đều có số xêri, có ghi chép đầy đủ. Trường hợp phôi in bị hư trường vẫn phải lưu lại, sau một thời gian mới lập hội đồng hủy phôi bằng. Ngay cả trường hợp phôi bằng thật lọt ra ngoài thì bằng đó phải do một trường ĐH nào đó cấp.[7]

Các đối tượng làm giả chuyên nghiệp hiện nay thường không sử dụng phương pháp làm giả “truyền thống” (coppy scan từ hình dấu thật rồi in màu kỹ thuật số) vì cách này dễ bị phát hiện bằng mắt thường do không tạo được vết hằn chữ ký trên bản in và mực không đồng màu như đóng dấu. [11] Thay vào đó, toàn bộ hình dấu và chữ ký được các đối tượng tạo ra từ hình dấu giả qua phương pháp khắc dấu lazer. Các hình dấu làm bằng phương pháp này khi sử dụng đóng trực tiếp trên văn bản rất sắc nét, khó phân biệt được bằng mắt thường do mực in đều, đồng màu. Phông chữ và kích cỡ trên con dấu được chỉnh sửa bằng phần mềm vẽ kỹ thuật số trên máy vi tính nên cho độ chính xác cao, giống với con dấu thật khiến cho việc phát hiện ngày càng khó khăn hơn. Do việc làm bằng giả tinh vi như vậy nên rất khó phát hiện bằng mắt thường, gây khó khăn trong việc xác minh. Những trường hợp này chỉ có thể phát hiện khi đối chiếu với hồ sơ gốc, danh sách sinh viên đã tốt nghiệp[11]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bằng cấp giả tại Việt Nam http://www.doisongphapluat.com/giao-duc/1am-bang-g... //edwardbetts.com/find_link?q=B%E1%BA%B1ng_c%E1%BA... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bang-gia-chui... http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/nhan-lam-bang-... http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/the-gioi-... http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=38&... http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/bang-gia-l... http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/bang-gia-hoan... http://infonet.vn/phat-tu-nguoi-su-dung-bang-gia-l... http://kienthuc.net.vn/soi-xet/van-choang-ve-noi-t...